Site icon DA88 Casino | Nhà Cái DA88.COM Đăng Ký +188k

V-League nhìn từ khán đài, vắng vẻ do đâu?

Sân bóng nhìn từ khán đài - Ảnh 1.

Ngay vòng đầu tiên của mùa giải 2024/25, giới quan sát có thể nhìn thấy được những hứa hẹn về sự hấp dẫn với các kết quả bất ngờ cùng sự chật vật của những cựu vô địch. Tuy nhiên, điều dễ nhận thấy hơn cả đó là sự vắng vẻ của các khán đài.

Trận đấu ít khán giả nhất là Quảng Nam – HAGL khi chỉ có khoảng hơn 2.000 người đến sân. Mặc dù vẫn có cách giải thích là Quảng Nam phải mượn sân ở Đà Nẵng làm sân nhà thay cho sân Tam Kỳ đang sửa chữa, nhưng đây là trận đấu có mặt HAGL, đội bóng từng “hút” CĐV mỗi khi đá sân khách.

V-League khởi động khi cơn bão số 3 vừa đi qua với quá nhiều mất mát, cũng có thể là lý do khiến người hâm mộ không muốn đến sân dù vòng 1 diễn ra vào 2 ngày cuối tuần. Số lượng khán giả bình quân chỉ hơn 5.000 người/trận. Con số này thấp hơn bình quân toàn mùa trước (khoảng 5.800), điều này cho thấy các lý do khách quan không phải là nguyên nhân chính.

Ở mùa giải 2022, tức là sau mùa 2021 bị hủy do Covid-19, thì ngay vòng 1 cũng đã có gần 6.000 người đến sân dù thời điểm đó vẫn còn các qui định hạn chế số lượng. Đến mùa 2023, vòng 1 đón hơn 8.000 người/trận và sau đó, mùa 2023/24 cũng có con số tương đương. Nói cách khác, vòng 1 của V-League mùa này có số lượng khán giả đến sân thấp nhất trong 10 mùa giải gần nhất.

Vấn đề nằm ở chỗ, đó không phải là con số bất ngờ. Từ năm 2022 đến nay, số bình quân toàn mùa đều chỉ ở mức trên dưới 6.000 người/trận và cứ thấp dần qua mỗi mùa giải. Ngoài một vài sân bóng đã có “thương hiệu” như Thiên Trường, Lạch Tray thì những sân còn lại đều hiếm khi đón trên 5.000 CĐV đến sân.

Sự sụt giảm này tương ứng với giai đoạn kém thành tích của bóng đá Việt Nam ở cấp độ quốc tế, mà những khán đài trống tại sân Mỹ Đình tại LPBank Cup vừa qua cho thấy phần nào.

Chưa đến mức phải dùng từ “ảm đạm” nhưng cần phải thừa nhận là bầu không khí bóng đá nội địa đang đánh mất sự hứng khởi cần thiết. Các sân bóng tại Việt Nam đa số đều có sức chứa lớn, trên 1 vạn người, nên khi khán giả chỉ lấp đầy 1/3 thì cũng khó mà cảm thấy hào hứng được.

Trong khi đó, V-League lại đang nỗ lực để cải thiện chất lượng, tăng tính cạnh tranh qua các hoạt động đầu tư gần đây. Ngay chính những kết quả thi đấu cũng thể hiện được những yếu tố có thể hút khán giả. Nhưng dù là vậy, thì khán đài vẫn vắng.

Tất nhiên là không thể lấy thành tích kém của đội tuyển quốc gia làm nguyên nhân. V-League muốn được quan tâm, thì phải tự thân vận động. Giải đấu này có đời sống riêng, mỗi CLB cũng có “tính cách” và truyền thống riêng, làm sao để người dân địa phương quan tâm đến các trận đấu của CLB thì đó không đơn thuần chỉ là câu chuyện về thành tích thi đấu.

Hơn nữa, khác với đội tuyển quốc gia, vốn phụ thuộc nhiều yếu tố (ví dụ như khó mà có thành tích tốt khi đá với các đối thủ mạnh), thì CLB có sự chủ động hơn nhiều. Một đội bóng địa phương có thể chưa bao giờ vô địch quốc gia, thường xuyên đối diện với nguy cơ xuống hạng, nhưng vẫn có thể có sân bóng đầy ắp khán giả. Sân Lạch Tray của Hải Phòng là ví dụ. Hoặc như sân 19/8 ở Nha Trang chẳng hạn, trung bình 2 mùa gần nhất đến từ 6.000 – 7.000 khán giả dù đội chủ nhà Khánh Hòa chưa bao giờ được xem là mạnh …

Exit mobile version
Chuyển đến thanh công cụ